Sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp?
Appongtho.vn Luật mới sửa đổi khi sửa lại nhà, những thủ tục cần thiết khi sửa lại nhà hợp pháp, những điều cần biết luật sửa lại nhà, quy trình cấp phép. Sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi chuẩn bị cải tạo lại ngôi nhà.
Thủ tục xin cấp phép sửa nhà có thực sự cần thiết?
Trước khi cơi nới, sửa sang lại nhà cửa thì chủ nhà cần phải làm một số thủ tục để xin phép cơ quan hoặc thẩm quyền. Nhưng cũng có một số trường hợp thì không cần xin phép. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp.
Vì sao cần tiến hành thủ tục xin sửa lại nhà để hợp pháp?
Thủ tục xin sửa lại nhà bước thực sự cần thiết khi bạn muốn nâng cấp lại ngôi nhà của mình. Quy trình làm thủ tục thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng nhà mới. Bởi khi nâng tầng, tăng thêm diện tích xây dựng hay thay đổi kết cấu thì bạn bắt buộc phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.
Việc sửa nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp hoặc không xây dựng trái pháp luật cũng mang lại một số lợi ích như:
Dễ dàng tiến hành thi công sửa sang lại nhà: thông qua các mẫu đơn hoặc thủ tục xin sửa lại nhà mà chủ nhà có thể cung cấp đầy đủ nội dung cần thiết cho cơ quan nhà nước. Nhờ đó mà có thể xem xét, đưa đến quyết định cấp phép cho chủ sở hữu nhà.
Xây dựng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn của cộng đồng: để tránh việc sửa sang lại nhà chắn tầm nhìn hoặc ảnh hưởng đến xung quanh thì việc làm đơn xin giấy phép là điều rất quan trọng. Nhờ đó mà cơ quan nhà nước dễ quản lý hơn, đồng thời bạn cũng tránh được nhiều phiền phức không đáng có.
Quan trọng nhất là không vi phạm pháp luật: khi đã hoàn thành thủ tục pháp lý xin cải tạo lại nhà thì quá trình sửa chữa nhà sẽ được diễn ra thuận lợi và hợp pháp.
Việc cấp giấy phép sửa sang lại nhà nhằm đảm bảo Nhà nước có thể quản lý việc xây dựng theo quy hoạch, tuân thủ các quy định pháp luật. Hơn nữa, trên cơ sở cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ để kiểm định, giám sát quá trình thi công, xử lý các vấn đề vi phạm về đất đai, trật tự an ninh xây dựng…
Xin giấy cấp phép sửa lại nhà để tránh những rủi ro không đáng có
Các trường hợp được miễn hoặc bắt buộc phải làm thủ tục xin sửa lại nhà
Trường hợp được phải xin giấy phép sửa lại nhà
Trường hợp phải bắt buộc làm thủ tục xin giấy phép sửa nhà sơn nhà bao gồm:
Quá trình xây dựng có thay đổi kết cấu chịu lực: trong quá trình thi công nâng cấp lại nhà cửa có làm thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà như: phá bỏ cầu thang xương cá cũ để đúc thành cầu thang mới, đúc thêm dạng cầu thang khác, xây dựng (đúc) thêm cột, thêm sàn, nâng tầng, gia cố lại móng nhà…
Khi căn nhà xuống cấp nghiêm trọng, diện tích nhà quá nhỏ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu muốn trang trí nội – ngoại thất, sữa chữa hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng…
Một số trường hợp khác như: xây dựng làm thay đổi công năng sủ dụng, ảnh hưởng đến môi trường và an toàn của công trình (nhà)…
Các trường hợp trên chủ nhà bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Bên cạnh đó phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép cải tạo nhà, bạn cần phải làm hồ sơ thủ tục pháp lý và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
Trường hợp bắt buộc phải xin giấy cấp phép cải tạo nhà
Trường hợp được miễn giấy phép xin sửa lại nhà
Ngoài 2 trường hợp trên thì những thay đổi sau khi cơi nới lại nhà ở sẽ được miễn giấy phép:
- Quá trình xây dựng không làm thay đổi kết cấu chịu lực: trong quá trình thi công nâng cấp lại nhà cửa không làm thay đổi kết cấu cả căn nhà như: cách ngăn phòng, sửa sang công trình phụ, lắp đặt lại hệ thống ống nước, lắp đặt thêm một số phần nhỏ (tôn, ngói, vách kính…), đóng thạch cao trần…
- Nơi thi công thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị hoặc quy hoạch chưa được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở vùng nông thôn…
- Nơi thi công làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường cong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Các trường hợp được miễn xin giấy cấp phép sửa lại nhà
Thủ tục xin cấp giấy phép để hợp pháp sửa nhà
Quy trình sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp khá phức tạp. Nhất là với trường hợp cải tạo nhà có thay đổi kết cấu chịu lực. Còn với trường hợp nâng cấp nhà ở không có thay đổi kết cấu chịu lực thì quy trình có phần đơn giản hơn.
>>> Thời điểm sửa nhà đẹp nhất trong năm
Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cấp phép sửa lại nhà sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau như:
- Sổ đỏ hoặc sổ hồng (liên quan đến giấy tờ về quyền sử dụng đất)
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép sửa lại nhà theo mẫu tại Phụ lục số 16
- Chủ quyền căn nhà chuẩn bị sửa
- Lệ phí trước bạ
- Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh
- Biên bản xác nhận chữ ký
- Bộ bản vẽ xây dựng có kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy
Đặc biệt, bản vẽ hoặc ảnh chụp hiện trạng của nhà ở đề nghị cơi nới phải có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ khác trong hồ sơ (ảnh chụp 10 x 15cm). Trường hợp thi công có ảnh hưởng đến kết cấu nhà thì phải có kết quả khảo sát. Bên cạnh đó, cần đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến hạng mục sửa chữa và biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện an toàn.
Ngoài ra, báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng và sửa chữa có yêu cầu gồm:
- Bản vẽ mặt bằng thi công trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của ngôi nhà cần cải tạo
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện…
Sau đó, bạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cơi nới nhà cửa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra từng loại giấy tờ, ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đã đáp ứng theo quy định. Nếu hồ sơ không phù hợp, cơ quan sẽ hướng dẫn để chủ nhà hoàn thiện bộ hồ sơ một cách chính xác hơn.
>>> Ngày đẹp sửa lại nhà có cần xem không?
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi xin giấy cấp phép
Quy trình xét cấp phép sửa chữa nhà
Trong vòng 12 ngày với những công trình và nhà ở kể từ lúc nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa căn cứ vào:
- Tính chất
- Quy mô công trình nâng cấp lại nhà
- Loại hình sửa lại nhà
- Địa điểm thi công có trong hồ sơ
Tiếp đó, họ sẽ đối chiếu các điều kiện trên để gửi văn bản xin ý kiến từ các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực có liên quan đến xây dựng theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan được hỏi có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung thuộc chức năng và nghĩa vụ quản lý của mình. Nếu sau thời hạn 12 ngày, các cơ quan này không có ý kiến thì sẽ được coi là đồng ý, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung thuộc chức năng quản lý.
Kiểm tra và thẩm định trước khi cấp giấy
Trả kết quả
Cơ quan cấp giấy phép cho phép sửa lại nhà căn cứ vào các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép. Sau khi bạn đã có giấy phép, bạn phải nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường, xã.
Khi giấy phép được cấp, bạn sẽ cần phải giữ các giấy tờ cho phép đó tại công trường mọi lúc và đảm bảo rằng nó luôn sẵn sàng cho bất kỳ lịch kiểm tra nào. Nếu bạn đã cấp giấy phép cho một nhà thầu phụ, hãy nhớ đồng ý ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra đó.
>>> Sửa lại nhà mất bao nhiêu lâu?
Khi đã có giấy cấp phép thì chủ nhà có thể sửa chữa lại nhà
Nộp hồ sơ cấp phép sửa nhà ở đâu?
Có 3 hình thức nộp hồ sơ xin cấp phép sửa lại nhà bao gồm:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân huyện nơi công trình được sửa chữa.
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân huyện, cụ thể là tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
– Nộp hồ sơ qua hình thức dịch vụ công trực tuyến, bạn có thể nộp hồ sơ qua trang dịch vụ công quốc gia và chọn địa phương, lĩnh vực xây dựng cần thực hiện.
Tuy nhiên, để thực hiện nhanh nhất, bạn có thể đến trực tiếp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của ủy ban để được tư vấn và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chọn các dịch vụ xin giấy phép sửa lại nhà để được tư vấn và thay mặt bạn hoàn thiện hồ sơ cũng như nộp hồ sơ thuận tiện nhất. Phương án này tuy sẽ khiến bạn mất thêm chi phí dịch vụ nhưng lại rất tiết kiệm về thời gian và công sức. Nó đặc biệt phù hợp với những gia chủ không có nhiều thời gian cũng như không am hiểu nhiều về thủ tục pháp lý.
Nộp hồ sơ đề nghị xin giấy cấp phép tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổng hợp một số mẫu đơn xin giấy cấp phép sửa lại nhà
Nội dung của các mẫu đơn có phần tương tự nhau với nội dung đơn giản và dễ hiểu. Thế nhưng bạn vẫn phải cẩn thận và tìm hiểu thât kỹ để tránh những rắc rối không đáng có. Mẫu đơn sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp và không vi phạm pháp luật sẽ có những thông tin bắt buộc như:
- Tên người viết đơn (chủ nhà): ghi rõ đầy đủ họ và tên người đại diện hoặc chủ nhà, chức vụ, địa chỉ liên hệ, số nhà đang ở, địa chỉ đường phố, phường, xã, tỉnh, thành phố…
- Hiện trạng nhà cần đề nghị cấp phép sửa chữa: chủ nhà cần ghi rõ số lô đất, diện tích đất, địa chỉ đất, loại hình nâng cấp nhà…
- Đơn vị cải tạo hoặc chủ nhiệm thiết kế sửa lại nhà: viết rõ chứng chỉ hành nghề, ngày cấp, phương thức liên lạc như địa chỉ: điện thoại…
- Dự kiến thời gian: thời điểm bắt đầu – hoàn thành việc sang sửa, cam kết đảm bảo thực hiện đúng giấy phép (nếu được cấp phép).
Một số mẫu đơn xin giấy cấp phép sửa lại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu đơn xin số 1
Mẫu đơn xin số 2
Nội dung mẫu đơn xin cấp giấy phép cải tạo lại nhà phải đầy đủ và rõ ràng từ nội dung chính đến thông tin của hai bên tham gia hợp đồng: điều khoản thực hiện, hình thức thanh toán hợp đồng, trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
Hơn nữa, bạn cũng nên tham khảo các mẫu hợp đồng sửa lại nhà để ghi chép lại toàn bộ nội dung thỏa thuận giữa hai bên sửa chữa và bên thuê. Việc này cũng sẽ giúp chủ sở hữu nhà tránh được sự sai sót trong quá trình hợp tác.
Một số văn bản luật liên đến giấy tờ, thủ tục xin sửa lại nhà
Dưới đây là tổng hợp một số điều luật liên quan đến vấn đề sửa lại thiết kế nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp mà bạn cần nắm rõ:
- Khoản 2 điều 89 Luật xây dựng (2014) được sửa đổi và bổ sung năm 2020 về cấp phép xây dựng và trường hợp miễn giấy phép.
- Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
- Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng với việc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
- Điều 96 Luật Xây dựng 2014, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình.
- Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về đơn đề nghị cấp giấy phép sửa lại nhà.
- Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về hồ sơ thiết kế nâng cấp tương ứng với mỗi loại công trình.
Gia chủ có thể không cần nằm lòng tất cả những quy định này, tuy nhiên, để quá trình xin cấp phép sửa nhà thuận lợi hơn, bạn nên đọc những điều khoản liên quan đến phương án xây sửa của mình.
Hiểu luật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tìm hiểu sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp.
Cần tìm hiểu một số điều luật trước khi xin giấy cấp phép
Sửa nhà mà không có giấy phép có sao không?
Như đã nói ở trên, nếu bạn không nằm trong đối tượng được miễn giấy phép thì luôn phải đảm bảo các giấy tờ pháp lý trước khi khởi công sửa nhà. Nếu sửa nhà không đáp ứng đủ thủ tục cấp phép, bạn có thể bị áp dụng một số chế tài xử phạt. Sau đây là các hình thức xử phạt khi sửa nhà không có giấy phép:
Mức phạt chung
Theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp sửa lại nhà không có giấy cấp phép sẽ có những mức phạt tùy vào mức vi phạm. Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu:
- Chủ nhà không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
- Chủ nhà không thực hiện việc gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn nơi thi công đến đến Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi khởi công.
- Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công sửa lại nhà theo quy định của pháp luật.
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu sửa lại nhà ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không nằm trong trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c của khoản này (Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
- Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, sửa chữa nhà ở trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử…
>>> Cách chọn ngày đẹp xây sửa nhà
Hình phạt chung khi không có giấy phép sửa lại nhà
Mức phạt khi sửa chữa nhà tại đô thị khi không có giấy phép
Khác với nông thôn, tại thành phố, đô thị thì việc sửa sang lại nhà luôn cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kể cả các trường hợp nhỏ như xây tường, đục tường hoặc lát nền thì bạn cần phải lên phường nơi mình cư trú để xin cấp phép. Nếu không, bạn sẽ phải nộp phạt lên tới 40.000.000 đồng.
Trường hợp đó có thể kể đến như thêm diện tích nhà, nối thêm phòng, nâng tầng… mà không có giấy phép cho phép sửa chữa thì mức phạt có thể lên đến 100.000.000 đồng.
Hơn nữa, bạn có thể sẽ bị tạm đình chỉ việc thi công sửa lại nhà. Nếu bạn không tuân theo hình phạt thì sẽ bị cắt nước, cắt điện và cấm công nhân sửa chữa trong vòng 60 ngày. Sau 60 ngày mà bạn vẫn chưa có giấy phép thì sẽ không được tiếp tục cải tạo lại nhà.
Còn việc chủ nhà có giấy phép xây dựng không hợp pháp, cơ quan chức năng sẽ bắt buộc bạn phải phá bỏ việc sửa chữa nhà không đúng trong giấy phép. Sau đó bạn mới tiếp tục được tiến hành sửa chữa các hạng mục như đã nêu trong giấy tờ được cấp phép.
Mức phạt không có giấy phép cải tạo nhà tại thành phố, đô thị
Những câu hỏi liên quan đến thủ tục, giấy phép xin sửa lại nhà
Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến thủ tục và giấy tờ xin cấp phép sửa lại nhà
Giấy cấp phép sửa lại nhà là gì?
Giấy cấp phép sửa lại nhà là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để sửa chữa, nâng cấp lại công trình. Văn bản này là yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ nhà phải nắm rõ nếu muốn tiến hành cải tạo ngôi nhà.
Do đó, ngay khi có ý định sửa sang lại nhà ở thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và làm thủ tục xin giấy phép từ các cơ quan. Đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Pháp Luật về quá trình sửa chữa nhà.
Giấy cấp phép sửa lại nhà có thời hạn là bao lâu?
Giấy phép sửa chữa lại nhà có thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp phép, cũng tương tự như giấy phép xây dựng mới.
Trong thời gian này, bạn nên tiến hành khởi công xây dựng đúng như quy định. Quá thời hạn thi công mà ngôi nhà của bạn chưa được tiến hành khởi công thì bắt buộc bạn phải xin gia hạn thêm hoặc cấp mới.
Thủ tục xin cấp giấy sửa lại nhà hết bao nhiêu?
Thủ tục xin giấy phép sửa lại nhà hết bao nhiêu tiền cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu với nhiều người. Theo đó, mức phí cải tạo lại nhà dao động trong khoảng từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (chưa bao gồm phí bản vẽ).
Bên cạnh đó, mức phí này còn phụ thuộc vào từng địa phương và trường hợp xin giấy cấp phép. Với những trường hợp nâng cấp lại nhà phức tạp thì mức chi phí sẽ cao. Thậm chí có trường hợp làm thủ tục xin giấy cấp phép hàng năm trời nhưng vẫn không được khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng, khiến cho gia chủ bị mất tiền cũng như thời gian, công sức.
Nếu bạn cố gắng sửa nhà mà không có giấy phép, thì ít nhất bạn cũng đang xem xét các chế tài xử phạt và lệnh ngừng thi công. Đó là yêu cầu không được thực hiện công việc nào trong khi bộ phận quản lý trật tự xây dựng xem xét dự án để đảm bảo rằng bạn đang ở trong tiêu chuẩn. Đừng bao giờ cố gắng làm việc chui. Tùy thuộc vào quy định và mức độ vi phạm, bạn có thể phải đối mặt với các hình phạt.
Tóm lại, nếu bạn đang xây dựng mới hay cải tạo lại ngôi nhà của mình, thì lời khuyên là hãy nhớ dành thời gian và tiền bạc để xin giấy phép và kiểm tra bắt buộc.
Hầu hết các dự án liên quan đến những thay đổi lớn đối với cấu trúc ngôi nhà của bạn đều phải có giấy phép. Để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho bạn sửa lại nhà, điều cần thiết là phải kiểm tra những giấy tờ cần hoàn thiện. Bất kể ai thực hiện công việc này, trách nhiệm của chủ nhà là đảm bảo rằng dự án có giấy phép phù hợp.
Hy vọng với những lưu ý về việc sửa lại nhà cần những thủ tục gì để hợp pháp trên đây, appongtho.com đã cung cấp đầy đủ cho bạn những điều cần thiết để cải tạo căn nhà đúng theo quy định.