Trang chủ / KIẾN THỨC / Tin điện lạnh / Sử Dụng Tủ Đông
09/04/2023 - 367 Lượt xem

Sử Dụng Tủ Đông

10 Sự Cố Thường Gặp Ở Quá trình Sử Dụng Tủ Đông Không Đúng Cách

Appongtho.vn Khi bạn sử dụng tủ đông không đúng cách sẽ thường xảy ra các sự cố đáng tiếc, đây là 10 sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng tủ đông. Khi nắm được 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để sử dụng thiết bị đúng cách, phát huy hết công năng của thiết bị và giảm thiểu hư hỏng. 

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-1.gif

Tủ đông là thiết bị làm lạnh phổ biến của những cửa hàng, siêu thị hay gia đình có lượng thực phẩm lớn cần lưu trữ. Sự có mặt của tủ đông giúp đời sống sinh hoạt thêm tiện lợi, người dùng cũng tiết kiệm thời gian, không còn phải mua sắm nhiều lần. Thế nhưng, thiết bị điện lạnh cao cấp nào cũng đôi lần gặp phải những sự cố. Một phần do lỗi kỹ thuật, nhưng chủ yếu do người dùng sử dụng tủ đông và bảo quản sai cách. 

Xem thêm

10 thói quen sử dụng tủ lạnh sai lầm nhất

10 lỗi thường gặp khi sử dụng tủ mát cần tránh

Trung tâm bảo hành tủ đông Darling uy tín

Hỗ trợ bảo hành tủ đông Kangaroo tại nhà

Tra cứu bảo hành tủ đông sanaky ủy quyền

Dưới đây là 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông mà bạn cần tham khảo qua để có thêm kinh nghiệm sử dụng tủ đông đúng cách, cùng theo dõi bạn nhé!

10 Sự Cố Thường Gặp Ở Quá trình Sử Dụng Tủ Đông Không Đúng Cách

1 Tủ đông không hoạt động

Đang chạy yên ổn bỗng nhiên tủ đông không hoạt động. Điều đầu tiên bạn nên kiểm tra lại dây điện đã được cắm vào ổ chưa, có bị lỏng không hoặc ổ cắm có điện chưa? Khi tủ đang chạy đột ngột dừng cũng ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong. Cũng như việc bạn đang chạy bộ và dừng lại đột ngột sẽ khiến tim đập dồn dập, khó thở vậy. 

Cho nên, khi sử dụng tủ đông bạn phải cố định dây cắm điện để không xảy ra tình trạng mất điện đột ngột. Đa số những người dùng tủ đông thường chọn góc khuất để đặt ổ cắm điện. Như thế tránh được sự đụng chạm làm lỏng hoặc rớt phích cắm ra khỏi ổ. 

Một nguyên nhân nữa khiến tủ đông đột ngột dừng lại chính là điện áp không ổn định. Điện áp quá thấp hay quá cao hơn quy định cũng không làm thiết bị vận hành trơn tru. Với các thiết bị cần nguồn điện ổn như tủ đông, tốt nhất bạn nên sắm thêm một chiếc ổn áp hoặc biến thế để ổn định hệ thống lưới điện. Như thế, tình huống điện đột ngột mất đi sẽ không xảy ra, cho dù nơi bạn ở đang bị cúp điện. 

2 Tủ đông làm lạnh lâu hoặc không lạnh

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-2.jpg

Lưu trữ thực phẩm không vượt mức quy định giúp làm lạnh của tủ sẽ nhanh chóng hơn

Trong 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông thì đây là vấn đề rất thường gặp nhất. Nhiều người thắc mắc tại sao lúc mua đã thử, tủ đông chạy rất tốt, làm lạnh rất nhanh nhưng khi đem về thì tủ hoạt động ngược lại? Hoặc tại sao mua tủ đông của hãng nổi tiếng nhưng hoạt động thì không “ngon lành” chút nào?

Thật ra, phần lớn lỗi này xuất phát từ chính người sử dụng tủ đông. Nhiều người quá “tham” nên nhồi nhét quá nhiều lượng thực phẩm vào tủ đông cùng một, quá mức quy định. Như thế, khí lạnh lưu thông sẽ bị cản trở. Tủ lạnh sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để làm lạnh hết tất cả số thực phẩm bạn đưa vào. Ngược lại, nếu bạn lưu trữ lượng thực phẩm không vượt mức quy định thì việc làm lạnh của tủ sẽ nhanh chóng hơn. 

Thêm một lỗi nữa chính là đặt thực phẩm còn nóng vào tủ đông. Chắc chắn, khi nóng và lạnh gặp nhau đột ngột thì hiệu quả của tủ sẽ giảm đi đáng kể. Tủ đông phải hoạt động hết công sức để làm nguội, sau đó mới làm lạnh được thực phẩm. Cho nên, dù tủ đông của bạn tốt và mạnh thế nào cũng phải chờ thực phẩm nguội hẳn rồi bỏ vào lưu trữ nhé!

Thường xuyên mở cửa tủ đông làm hơi lạnh thoát ra ngoài thì không cách nào bạn đòi hỏi tủ phải làm mát nhanh cho bạn được, đặc biệt là trong lúc thời tiết nóng bức. Khi bạn hạn chế mở tủ đông, đóng kín sau khi sử dụng tủ đông thì chắc chắn lỗi tủ đông không lạnh hoặc làm lạnh lâu sẽ không còn nữa. 

3 Tủ đông bị chảy nước liên tục

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-3.jpg

Tủ đông chảy nước liên tục do van thoát nước bị hở hoặc lỗ thoát nước bị nghẽn

Khi tủ đông bị chảy nước liên tục, bạn đừng vội hoang mang. Chỉ cần tìm ra nguyên nhân là bạn có thể tự khắc phục được. 

Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng van thoát nước đang bị hở. Bạn kiểm tra xem van đã kín hay chưa? Có bám bụi hay không? Hãy đậy nắp van lại và vệ sinh lớp bụi bẩn đam bám ở van rồi. Sau đó bạn khởi động lại xem tủ đông còn chảy nước không?

Nguyên nhân thứ hai là lỗ thoát nước đang bị nghẽn. Điều này là do lớp bụi bẩn hoặc lớp đá tuyết bám lâu ngày không được vệ sinh và làm thông thoáng. Dần dần, nước nước bên trong tủ đông bị tích tụ và rò rỉ ra bên ngoài. Khay chứa nước bị đầy cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Cách xử lý là bạn làm vệ sinh sạch lỗ thoát nước, kiểm tra khay chứa nước của tủ đã đầy hay có vết nứt, vết lõm… hay không? Nếu có thì bạn nên liên hệ kỹ thuật viên để tìm mua linh kiện thay thế và tiến hành lắp đặt lại. 

Nếu bạn đang ở khu vực có độ ẩm cao, mưa kéo dài thì đó cũng được xem là nguyên nhân khiến tủ đông bị chảy nước. Không chỉ riêng tủ đông mà các thiết bị trong nhà đều sẽ có hiện tượng bị đọng hơi nước. 

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến tủ đông bị bám hơi nước nhất là tại khu vực Miền Bắc. Mùa nồm là mùa mà độ ẩm không khí rất cao, ngoài trời có thể mưa phùn kéo dài. Khiến nền nhà, đồ đạc trong nhà sẽ bị đọng hơi nước, trong đó có tủ đông hay tủ lạnh bạn đang sử dụng. Trong tình huống này, bạn không cần phải sửa gì cả. Chỉ cần lau chùi tủ cho khô thoáng để tránh nước đọng gây cản trở trao đổi nhiệt, hoặc gây ẩm mốc hay han gỉ thiết bị xung quanh. 

4 Cửa tủ đông không đóng kín được

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-4.jpg

Cửa tủ đông không đóng kín sẽ làm hỏng các thực phẩm đang bảo quản bên trong

Khi cửa tủ đông không đóng kín được sẽ ảnh hưởng rất nhiều:

  • Thứ nhất, hơi lạnh bị mất đi sẽ làm hỏng các thực phẩm đang bảo quản bên trong
  • Thứ hai, tủ đông phải hoạt động với công suất rất lớn để duy trì độ lạnh. Điều này khiến cho các thiết bị bên trong dễ hư hỏng, mạch điện nóng và dễ bị đứt. 
  • Thứ ba, điện năng sẽ bị tiêu tốn đáng kể
  • Thứ tư, nước trong tủ lạnh sẽ bị rò rỉ do lớp đá bị tan ra, làm ẩm ướt các linh kiện của tủ. 

Tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân như sau:

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-5.png

Sắp xếp lại các thực phẩm trong tủ đông bằng phẳng sẽ dễ dàng đóng được cửa tủ

  • Đồ trong tủ đông chứa quá nhiều nên cửa tủ bị kẹt không đóng kín được. Với sự cố này, bạn chỉ cần lấy bớt ra hoặc xếp lại các thực phẩm bên trong cho bằng phẳng. Như thế, cửa tủ đông sẽ không bị kẹt và đóng kín lại được.
  • Bạn đóng tủ quá nhẹ nên cửa tủ không hít vào được thành tủ. Hành động này tuy nhỏ nhưng nhiều người dễ mắc phải. Thường do họ quá vội vàng nên không kiểm tra lại khi mới đóng cửa tủ. 
  • Gioăng tủ đông bị hỏng, mất đàn hồi hoặc bị vênh do sử dụng thời gian quá lâu, hoặc do tiếp xúc với nhiệt hoặc hóa chất. Nếu lỗi do gioăng thì bạn nên thay thế mới để đảm bảo cửa tủ đóng kín.

5 Khi hoạt động, tủ đông phát ra tiếng ồn lớn 

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-6.jpg

Kiểm tra lại tủ đông đã được đặt bằng phẳng chưa để khắc phục tiếng ồn

Cũng như tủ lạnh, trong quá trình tủ hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn do động cơ đang chạy bên trong. Nhưng tiếng ồn này bạn chỉ nghe được khi đứng gần máy. Còn nếu tủ phát ra tiếng ồn lớn, thậm chí máy rung nhẹ thì tủ đang gặp sự cố. 

Khả năng tủ đông đang bị chênh, chân tủ không được đặt bằng phẳng nên khi máy hoạt động sẽ tạo ra tiếng ồn. Để tránh tình trạng này, bạn không nên tựa những vật nặng nên bề mặt tủ hoặc thân tủ. Điều này sẽ làm xê dịch đi vị trí ban đầu của tủ đông. 

Khi chuyển đổi vị trí tủ đông, bạn cũng phải đảm bảo nơi đặt tủ bằng phẳng. Kê lại nếu vị trí đó bị nghiêng. Những kỹ thuật viên khi lắp tủ đông rất chú trọng đến điều này. Bởi khi máy phát ra tiếng ồn và bị rung sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các thiết bị bên trong. Tình trạng máy hỏng, ngưng hoạt động cũng sẽ xảy ra nếu bạn không khắc phục nhanh chóng. 

Hãy xếp các thực phẩm cân bằng lại bên trong tủ. Đồng thời kê tủ lại ở những nơi bị chênh. Sau đó, bạn cắm điện khởi động lại tủ đông để kiểm tra tủ đã vận hành êm ái, ổn định. Nếu sự cố này vẫn còn, bạn hãy gọi 14 đơn vị sửa tủ đông app Ong Thợ uy tín để họ đưa ra hướng xử lý tốt nhất.

6 Tủ đông nóng bất thường ở hai bên hông

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-7.jpg

Nên đặt tủ đông ở nơi thông thoáng để thiết bị dễ tản nhiệt

Tủ đông bị nóng ở hai bên hông là một trạng thái bình thường. Bởi dàn nóng của tủ được đặt ở vị trí đó. Trong quá trình hoạt động, chất làm lạnh sẽ lưu thông trong đường ống dẫn ở hai bên hông. Nhiệt từ đó tỏa ra làm cho tủ nóng lên. Trường hợp bên hông tủ mát thì lúc này máy nén đang ở chế độ nghỉ do độ lạnh trong tủ đã đạt chuẩn. Khi máy nén hoạt động lại thì tủ sẽ nóng lên ở hai bên hông theo cơ chế trên. 

Tuy nhiên, nếu tủ đông nóng một cách bất thường. Nhiệt độ cao hơn hẳn bình thường thì bạn cũng nên lưu ý một trong những nguyên nhân sau: 

Tủ đông có được đặt gần bếp không? Lời khuyên sử dụng tủ đông của các chuyên gia là bạn không nên đặt tủ đông ở quá gần bếp từ hay bếp gas. Sự tỏa nhiệt của hai thiết bị này sẽ làm cho tủ nóng bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến dây điện và thiết bị bên trong.

Tủ đông đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Điều này bạn hoàn toàn nên tránh. Sức nóng của mặt trời, tia cực tím sẽ chiếu thẳng đến dàn lạnh khiến tủ tiêu hao khá nhiều điện năng. Từ đó tủ đông cũng nóng lên đáng kể. 

Đặt tủ đông ở sát vách tường với mục đích tiết kiệm diện tích là điều bạn không nên làm. Bởi như thế, nhiệt của tủ đông không được lưu thông ra ngoài. Như thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tủ. Bạn nên đặt tủ đông cách cách tường khoảng 10cm. 

Không nên để tủ đông hoạt động liên tục. Điều đó làm cho tủ hoạt động quá công suất dẫn đến bị nóng bất thường. Tình trạng này tủ đông sẽ bị ngưng hoạt động đột ngột do quá tải. Bạn hãy nên để tủ nghỉ ngơi sau mỗi 2 tuần bằng cách: vặn nút chỉnh nhiệt về vị trí OFF, để yên trong khoảng 20 – 30 phút. Sau đó, bạn cho tủ đông chạy lại bình thường.

Tất cả trong quá trình sử dụng nếu có sự cố nào cần tới thợ, bạn đùng bỏ qua dịch vụ sửa tủ lạnh Ong Thợ với 14 địa chỉ uy tín nhất tại Hà Nội

7 Thường xuyên ngắt điện tủ đông

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-8.jpg

Chỉnh nhiệt độ làm lạnh của tủ đông theo số lượng và tính chất của loại thực phẩm đó

Thường xuyên ngắt điện với tâm lý sẽ tiết kiệm điện là một trong 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông. Tủ đông là thiết bị điện khi hoạt động cần công suất khá lớn. Tủ càng lớn thì tiêu thụ điện năng càng cao. Để tiết kiệm điện cho tủ đông, có nhiều cách, nhưng đó không phải là ngắt điện thường xuyên. Hành động này chỉ khiến tuổi thọ của tủ bị giảm đi đáng kể. Và khi khởi động lại thì lượng điện năng tiêu thụ còn hao tốn hơn. 

Do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm điện thì chỉ cần sử dụng tủ đông đúng cách, gồm những cách như sau:

Chỉnh nhiệt độ thích hợp cho mục đích sử dụng

  • Bạn nên tùy chỉnh nhiệt độ thiết bị làm lạnh này theo số lượng và tính chất của loại thực phẩm đó. Ngăn trữ lạnh nên ở mức 7 – 8 độ C. Còn nếu tủ chứa nhiều thực phẩm thì nên chỉnh ở mức -18 độ C, không cần phải để nhiệt độ ở mức tối đa. Việc này không chỉ tiết kiệm điện mà còn đảm bảo thực phẩm ở trạng thái tươi ngon nhất.

Không xếp thực phẩm quá dày và che mất quạt gió

  • Cách xếp thực phẩm vào tủ đông là không nên quá khít nhau để không làm cản không khí lạnh đối lưu. Ngoài ra, thực phẩm che kín quạt gió cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu suất làm lạnh và hao điện nhiều hơn.

Chọn mua tủ đông tiết kiệm điện

  • Bạn không nên mua tủ đông đã qua sử dụng, thuộc nhà sản xuất chưa có tiếng tăm. Bởi khi đó máy đã hoạt động yếu nên cần nhiều điện năng để làm lạnh. Tốt nhất bạn nên mua tủ đông đời mới của những hãng nổi tiếng, có tính năng tiết kiệm điện. Tuy giá thành cao nhưng đó là cách bạn tiết kiệm rất nhiều thứ, trong đó có điện năng. 

Hạn chế đóng mở tủ đông nhiều lần

  • Hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài, tủ đông sẽ phải tiêu tốn thêm điện năng để đảm bảo độ lạnh trong tủ ở mức bạn điều chỉnh. Vì thế, hạn chế mở cửa tủ đông thường xuyên cũng là cách tiết kiệm điện. Đồng thời, nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn nên lựa chọn dòng tủ đông có khoá an toàn trẻ không thể mở tủ đông nghịch.

8 Tủ đông có mùi hôi

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-10.jpg

Tủ đông không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ sẽ gây ra mùi hôi

Tủ đông có mùi hôi cũng nằm trong danh sách 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông. Nguyên nhân là do tủ đông không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ. Lâu ngày, thực phẩm sẽ bốc mùi khó chịu, bám vào các thành, ngõ ngách trong tủ gây ra mùi khó chịu. Nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn bởi mùi hôi này có chứa các vi khuẩn gây hại. 

Bạn nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên bằng cách: rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm điện, dùng khăn mềm nhúng nước và chất tẩy rửa trung tính chống ăn mòn để lâu xung quanh tủ. 

Đối với vệ sinh bên trong tủ, bạn cần phải rã đông: Ngắt điện, bỏ thực phẩm ra ngoài để tủ tan đá tự nhiên. Mở lỗ thoát để nước chảy ra. Khi băng mềm, bạn nhẹ nhàng dùng dụng cụ nạo băng để quá trình làm tan băng nhanh hơn. Sau đó, bạn cũng dùng khăn sạch, mềm để lau bên trong. 

Khi nào nên xả đông? Ngoài yếu tố có mùi hôi khó chịu, bạn cũng nên xả đông khi lớp tuyết dày 3-5 mm. Bạn nên thực hiện mỗi 2 lần/tuần. Thời gian này cũng giúp tủ lạnh được “nghỉ ngơi”.

9 Không sử dụng tủ đông thường xuyên

Không sử dụng tủ đông thường xuyên cũng là nằm trong top 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông. Bởi điều này khiến tủ giảm tuổi thọ! Những thiết bị bên trong những được vận hành sẽ dễ bị ẩm móc, côn trùng tấn công gây hư hại. Nhất là khi thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều tủ đông rất dễ hỏng nếu tủ không hoạt động. Điều này khiến bạn lại phải mất thêm chi phí sửa chữa trong khi không sử dụng tủ đông được bao nhiêu.

Do đó, trước khi mua tủ bạn nên cân nhắc về lượng thực phẩm dự trữ của gia đình có cần thiết mua tủ đông không? Hay mua tủ với dung tích bao nhiêu là phù hợp? Trong trường hợp bạn ngưng dùng trong khoảng thời gian ngắn thì cũng nên khởi động máy chạy ít nhất 1 lần mỗi tuần.

10 Tủ đông bị đổ mồ hôi do lớp thành cách nhiệt bị hỏng

Khi bạn thấy hơi nước bám toàn bộ xung quanh bên ngoài tủ hoặc nước đọng tại một vùng và lan ra xung quanh phía ngoài thành tủ thì khả năng lớp thành cách nhiệt đang bị hỏng. Bộ phận này bị hỏng sẽ khiến cho máy nén phải làm việc liên tục nhằm bù đắp lượng nhiệt bị thất thoát. Từ đó hơi nước sẽ thoát ra để làm mát. 

Với sự cố này, cách tốt nhất bạn nên gọi kỹ thuật điện máy đến kiểm tra và khắc phục. Bởi để càng lâu, lượng điện sẽ bị tiêu tốn nhiều.

Đặt tủ đông ở nơi có nhiệt độ cao như ngoài trời không được che mát cũng khiến tủ “đổ mồ hôi”. Do đó, đối với những thiết bị làm lạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên đặt nơi khô thoáng để tủ tản nhiệt tốt và hạn chế hấp thụ thêm nhiệt lượng từ bên ngoài.

Những lưu ý khác

D:THANH HONGCONTENTTTBH180310 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đôngẢnh 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông10-su-co-thuong-gap-khi-su-dung-tu-dong-11.jpg

Đối với những lỗi kỹ thuật bạn nên liên hệ thợ kinh nghiệm để sửa chữa

  • Khi muốn khắc phục bất kỳ lỗi của tủ đông, bạn nên đảm bảo nguồn điện đã được ngắt. 
  • Với lỗi tủ đông bị chảy nước, bạn nên mang dép trước khi đến gần tủ kiểm tra và tự sửa chữa. Điều này sẽ giúp bạn tránh sự cố bị giật nếu điện bị rò rỉ. 
  • Không nên cắm nhiều thiết bị chung một ổ điện, đặc biệt là đối với tủ đông. Bởi vì thiết bị này cần tiêu thụ lượng điện năng lớn. 
  • Không nên đặt chai thủy tinh, lon nước vào tủ đông lạnh khi nhiệt độ dưới 0 độ C. 
  • Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi lắp đặt, sửa chữa hay sử dụng tủ lạnh. 
  • Đối với những lỗi liên quan đến kỹ thuật, nếu chưa có kinh nghiệm bạn không nên tự sửa. Điều này vừa làm bạn tốn thời gian, vừa dễ làm thiết bị hư hỏng thêm gây tốn kém tiền bạc. Bạn nên chọn đơn vị chuyên sửa tủ đông đáng tin cậy để được hỗ trợ. 
  • Nên mua tủ đông chính hãng, thương hiệu nổi tiếng và có tem bảo hành. Điều này sẽ giúp bạn an tâm sử dụng và tiết kiệm hơn. Ngoài ra, khi tủ gặp sự cố, bạn dễ liên hệ bảo hành.
  • Không nên đặt các thiết bị điện tử như: smartphone, ipad, máy ghi âm… trên tủ đông. Điện trở của tủ đông này sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử, gây nhiễu sóng và ảnh hưởng đến các mạch bên trong. 
  • Bạn nên chọn đơn vị sửa chữa uy tín và đảm bảo. Bởi những thiết bị có công suất lớn như tủ đông hoạt động khá phức tạp. Nếu thợ sửa còn non kinh nghiệm và sửa không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan. Tuổi thọ của các thiết bị cũng giảm, thường xuyên hư hỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng của bạn.

Có Thể Bạn Đang Tìm

Điều khoản bảo hành tủ đông Alaska toàn quốc

Hỗ trợ bảo hành Homesun tại nhà

Trung tâm bảo hành tủ đông Sumikura ủy quyền

Dịch vụ bảo hành tủ đông Funiki toàn Quốc

14 Địa chỉ sửa tủ mát tại Hà Nội uy tín nhất

Bên cạnh tủ lạnh, tủ đông cũng là thiết bị làm lạnh phổ biến và được ưa chuộng. Sử dụng tủ đông và bảo quản tủ đông đúng cách sẽ giảm thiểu những hư hỏng. Đặc biệt bạn sẽ tận dụng tối đa những tính năng của thiết bị này. Hi vọng qua bài viết về 10 sự cố thường gặp khi sử dụng tủ đông đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để tự kiểm tra và khắc phục khi tủ báo lỗi.