Sử Dụng Tủ Lạnh 10 Thói Quen Sai Lầm Ở Nhiều Gia Đình
Appongtho.vn Hầu hết mọi người rất hay mắc phải những sai làm khi sử dụng tủ lạnh hanh hỏng hơn với 10 thói quen sử dụng tủ lạnh này ở nhiều gia đình.
Bài viết tổng hợp 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi. Hãy xem ngay nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm tốt hơn và tăng tuổi thọ cho tủ lạnh khi sử dụng nhé!
Tủ lạnh là một trong những vật dụng nên có, quan trọng trong các gia đình. Đây cũng là thiết bị không thể thiếu đối với những cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm, các mặt hàng cần trữ lạnh, cấp đông,… Chiếc tủ lạnh giúp ích rất nhiều cho người dùng, đặc biệt là các bà nội trợ. Tủ lạnh giúp cất giữ thực phẩm tươi ngon trong thời gian dài hơn. Nó được ví như một cửa hàng nhỏ phục vụ cho cả gia đình việc ăn uống.
Tuy nhiên, người dùng có thể vô tình biến tủ lạnh thành ổ bệnh, gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, việc sử dụng tủ lạnh sai cách có thể khiến tủ lạnh nhanh hỏng hơn, tốn điện, giảm tuổi thọ tủ. Bài viết sau sẽ chỉ ra 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi. Hy vọng sẽ giúp người dùng kiểm tra lại và cải thiện thói quen sử dụng tủ lạnh sao cho tốt hơn.
Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sửa tủ lạnh uy tín nhiều năm qua, Appongtho.vn đã gặp nhiều tình trạng, sự cố máy lạnh do sử dụng tủ sai cách. Những sai lầm khi dùng dù nhỏ nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho tủ lạnh của bạn về lâu về dài. Thậm chí dùng tủ lạnh sai cách còn có thể làm ảnh hưởng đến thực phẩm bên trong, gây hại cho sức khỏe. Do đó, tổ tư vấn chăm sóc khách hàng của Appongtho.vn xin tổng hợp 10 sai lầm phổ biến khi sử dụng tủ lạnh cùng một số lưu ý cho người dùng nhằm giúp tủ hoạt động tốt hơn, tiết kiệm điện.
1. Bật/tắt tủ lạnh quá thường xuyên
Khi không sử dụng tủ lạnh thời gian dài, người dùng mới nên tắt tủ lạnh và mở lại khi cần. Xét về mặt lợi ích, so với tình huống không sử dụng nhưng vẫn cắm điện thì việc ngắt nguồn điện của tủ lạnh trong thời gian dài (trên 1 tuần) sẽ giúp giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc tắt và ngắt nguồn điện của tủ lạnh khi bạn đi vắng trong thời gian dài cũng đảm bảo an toàn về điện. Việc này giúp tránh những sự cố chập cháy điện (do côn trùng, sấm sét,…), có thể làm hỏng tủ thậm chí gây hỏa hoạn nguy hiểm. Chính vì thế, khi gia đình bạn vắng nhà, việc ngắt nguồn điện của mọi thiết bị là điều cần thiết.
Tuy nhiên, đừng lầm tưởng việc bật/tắt tủ lạnh thường xuyên sẽ giúp tủ tăng tuổi thọ hay tiết kiệm điện. Thực tế, mỗi lần khởi động tủ sẽ hao tốn lượng điện khá lớn. Nếu tắt và bật tủ lạnh thường xuyên, trong thời gian ngắn thì bạn chỉ đang làm tiêu tốn điện năng hơn thôi.
Không nên bật/tắt, ngắt nguồn điện tủ lạnh thường xuyên
Có một thực tế là việc ngắt điện tủ lạnh trong thời gian dài không dùng, không có người trông chừng ở nhà hay do mất điện đột ngột là điều cần thiết. Thế nhưng điều này hoàn toàn không tốt cho tủ. Nếu bị ngắt điện trong thời gian quá dài, tủ lạnh có thể mất tính tuần hoàn ổn định do không diễn ra quá trình lưu thông môi chất lạnh, các hệ thống dàn có thể dễ bị oxy hóa, bị xì mọt thủng giàn, lắng cặn lượng nhớt trong Block. Ngoài ra, những thiết bị linh kiện khi bị ngừng hoạt động quá lâu có thể ảnh hưởng chất lượng, giảm tuổi thọ.
Lời khuyên dùng tủ lạnh của App Ong Thợ
Người dùng nên tắt tủ, ngắt nguồn tủ lạnh khi mất điện đột ngột. Sau đó, ít nhất khoảng 10 phút bạn mới nên mở tủ lại để tránh mất cân bằng áp suất. Bạn cũng có thể trang bị cho tủ thêm bộ trễ điện.
Nếu thời gian từ hai tuần mà bạn không dùng tủ lạnh, không có người trông coi thì bạn có thể tắt và ngắt nguồn điện của tủ. Bạn lưu ý sau khi ngắt nguồn điện hãy dọn dẹp sạch thực phẩm thừa, lau chùi tủ khô ráo. Bên cạnh đó, nếu không sử dụng tủ lạnh trên 2-3 tháng, bạn nên nhờ ai đó thỉnh thoảng khởi động tủ (vài tiếng hay một ngày để giúp dàn nóng, lạnh hoạt động nhé.
Có thể bạn đang cần
Những cách dùng tủ lạnh inverter hiệu quả ít hỏng
Nguyên nhân tủ lạnh hitachi vẫn chạy nhưng không lạnh ngăn đá
Giải đáp: Tại sao tủ lạnh samsung không làm đá ngăn dưới kém lạnh
Cách sử lý tủ lạnh Side by side kêu ồn quá
2. Cho thực phẩm còn nóng, thức ăn thừa chưa đậy kín vào tủ lạnh
Đây là một trong 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi ngay lập tức. Bởi tưởng chừng nhỏ nhặt, không nghiêm trọng nhưng thói quen này có thể mang tới nhiều rủi ro tiềm tàng, gây hại cho sức khỏe và độ bền của tủ.
Đồ ăn nóng khi cho vào tủ lạnh có thể làm ảnh hưởng các thực phẩm khác. Bởi nhiệt độ thức ăn nóng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong tủ, ảnh hưởng quá trình bảo quản lạnh.
Bạn nên đóng gói, đậy nắp kín thực phẩm khi cho vào tủ lạnh
Ngoài ra, khi cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ sẽ tăng lên. Tủ lạnh sẽ phải khởi động mô-tơ gấp để điều chỉnh lại nhiệt độ đúng như được cài đặt. Việc làm lạnh đột ngột, gấp gáp như vậy có thể khiến tủ lạnh tiêu tốn điện năng nhiều hơn, giảm tuổi thọ nhanh. Hơi nóng cao của thực phẩm cũng có thể làm khay kệ tủ lạnh xuống cấp, mất thẩm mỹ. Nếu hành động cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh thường xuyên, thiết bị sẽ phải liên tục hoạt động hết công suất, nhanh xuống cấp và hư hỏng.
Một số tips bảo quản thức ăn nóng trong tủ lạnh đúng cách
- Người dùng không nên cho thức ăn vừa nấu nướng xong, còn nóng hổi vào trong tủ lạnh. Hãy để thực phẩm ở ngoài khoảng 15 phút để chúng nguội bớt còn khoảng 70-80 độ C. Sau đó bạn mới cho thực phẩm vào ngăn mát của tủ lạnh bảo quản.
- Bạn nên cho thực phẩm nấu chín vào hộp (tốt nhất là hộp thủy tinh) và đậy nắp kín, tránh để hơi nóng lan tỏa khắp tủ. Nếu thực phẩm có khối lượng nhiều, bạn nên chia chúng ra thành các hộp nhỏ để tủ làm lạnh nhanh chóng hơn.
- Lưu ý, đừng cho quá nhiều thực phẩm nóng vào tủ lạnh cùng một lúc để tránh khiến tủ nhanh hư hỏng.
3. Mở/đóng cửa tủ lạnh thường xuyên, hoặc mở quá lâu
Một trong 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi ngay mà ứng dụng Ong Thợ muốn nhấn mạnh chính là thói quen đóng/mở cửa tủ. Việc mở cửa tủ lạnh quá lâu, hay đôi khi bạn quên đóng cửa tủ lạnh sẽ khiến tủ dễ bị thoát và mất nhiệt. Ngoài ra, trong lúc cửa tủ mở, vi khuẩn cũng có cơ hội thâm nhập, gây hại cho các loại thức ăn trong tủ.
Ngoài ra, mở cửa tủ quá lâu đóng mở thường xuyên còn gây tốn điện do tủ bị thoát hơi lạnh nhiều, viền cao su sẽ nhanh hỏng hơn, không kín nhiệt. Điều này khiến động cơ của tủ phải chạy với công suất lớn hơn, chạy không ngừng nghỉ để có thể làm lạnh bên trong tủ theo cài đặt. Các bộ phận, thiết bị bên trong tủ lạnh lúc này không được nghỉ ngơi đủ, làm việc quá nhiều.
Tránh mở cửa tủ lạnh quá lâu
Thêm vào đó, nếu sau khi sử dụng tủ lạnh bạn mở cửa quá lâu, tính năng tự ngắt của tủ có thể bị hư hỏng, mất đi. Đồng thời, Block cũng sẽ bị giảm tuổi thọ, nặng hơn nữa thậm chí hệ thống làm lạnh có thể bị tắc.
Về lâu dài, thói quen đóng/mở tủ thường xuyên, mở cửa tủ lạnh quá lâu có thể khiến các linh kiện, bộ phận sẽ giảm sút khả năng hoạt động, kém bền. Tủ lạnh của bạn sẽ dần bị giảm tuổi thọ, nhanh hư hỏng, khi hoạt động thì động cơ của tủ sẽ phát ra âm thanh ồn hơn, lớn hơn.
Biện pháp giảm tần suất, thời gian mở/đóng cửa tủ lạnh
- Nếu được, bạn nên sử dụng các dòng tủ lạnh có kém tính năng báo hiệu cho người dùng khi cửa tủ mở quá lâu. Đồng thời, bạn cần cẩn thận kiểm tra tủ sau khi sử dụng để đảm bảo tủ đã đóng kín, chú ý hơn về thời gian khi đóng mở tủ.
- Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn nên quản lý tránh bé mở/đóng tủ thường xuyên. Với những dòng tủ lạnh Inverter, Side by side hiện đại, bạn có thể bật tính năng khóa cửa tủ.
- Trước khi nấu ăn, bạn nên lên thực đơn trước, sắp xếp sẵn trong đầu thứ tự lấy nguyên liệu, thực phẩm, bảo quản sau khi nấu ăn. Việc này giúp bạn tối ưu số lần và thời gian đóng/mở tủ lạnh.
- Hãy sắp xếp thực phẩm, đồ vật được bảo quản trong tủ lạnh thật khoa học để khi cần bạn có thể lấy ra một cách nhanh chóng.
4. Tủ lạnh quá nhiều thực phẩm hoặc quá trống
Tủ lạnh quá trống hay quá đầy đều sẽ ảnh hưởng độ lạnh ở bên trong tủ, khiến thiết bị hoạt động tốn nhiều điện năng hơn. Không khí lạnh trong tủ lạnh sẽ được duy trì tốt hơn nếu bạn sắp xếp vừa đủ lượng thực phẩm bên trong. Bởi lúc này, nhờ sự trao đổi qua lại hơi lạnh giữa các đồ vật, thực phẩm sẽ giúp duy trì không khí lạnh tốt hơn.
Trường hợp tủ lạnh quá chật, đầy thức ăn, lưu thông không khí lạnh sẽ bị cản trở, dẫn tới làm lạnh hiệu quả kém, tốn điện. Hơn nữa, điều này thậm chí còn có thể làm thực phẩm bị hỏng nhanh hơn do nhiệt độ không phân phối đều, không đủ lạnh. Nếu tủ quá trống, để duy trì nhiệt độ phù hợp, thiết bị cũng sẽ phải chạy nhiều hơn bởi có nhiều khoảng trống cần được điều chỉnh nhiệt.
Tủ lạnh quá đầy sẽ khiến tủ hoạt động kém hiệu quả
Tóm lại, hai sai lầm này đều sẽ khiến tủ của bạn hoạt động kém hiệu quả, tiêu tốn điện năng, tiền của. Còn khi đặt một lượng thực phẩm phù hợp, tủ sẽ hoạt động tốt hơn. Đồ vật trong tủ lạnh có vai trò rất quan trọng giúp môi trường bên trong được duy trì ở mức nhiệt độ thấp. Năng lượng âm được tích trữ trong các thực phẩm này sẽ giúp giảm tải cho chu trình làm lạnh và máy nén.
Giải pháp đề xuất sử dụng tủ lạnh chuẩn
- Người dùng nên giữ cho dung tích tủ lạnh đầy khoảng 75%.
- Bạn nên dùng loại tủ lạnh tiết kiệm năng lượng, phù hợp nhu cầu sử dụng. Tránh mua tủ quá lớn hay quá nhỏ.
5. Không vệ sinh, lau chùi tủ lạnh hoặc vệ sinh tủ sai cách
Tủ lạnh của bạn sẽ trở thành một ổ vi khuẩn nếu không được thường xuyên lau chùi, vệ sinh. Vệ sinh tủ lạnh gọn gàng, sạch sẽ, khử khuẩn hiệu quả cần được thực hiện định kỳ, thường xuyên. Có như vậy, bạn mới giúp tủ hoạt động hiệu quả, bền bỉ hơn, bảo quản tốt được thực phẩm sạch cho gia đình, yên tâm về sức khỏe của cả nhà.
Tuy nhiên, khách hàng cũng cần lưu ý vệ sinh tủ đúng cách để tránh làm hư hỏng tủ lạnh, thực phẩm bị ảnh hưởng chất lượng. Thêm vào đó, bạn cần kiểm tra thường những loại thực phẩm, đồ đạc trong tủ lạnh, loại bỏ thực phẩm hư hỏng, không dùng được nữa. Các chuyên gia khuyến khích người dùng vệ sinh định kỳ cho tủ lạnh 2-3 lần mỗi tuần. Đồng thời, bạn cần lưu ý:
- Không dùng nước nóng, chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh tủ lạnh.
- Không dùng vật nhọn tác động vào tủ, cạy đá trong tủ.
- Không nên dùng quá nhiều nước khi vệ sinh tủ.
- Lau khô tủ lại bằng vải khô, mềm và sạch.
Bạn cần vệ sinh tủ lạnh định kỳ
Gợi ý cách vệ sinh tủ lạnh đúng cách
- Bước 1: Tắt tủ, rút phích cắm điện khoảng 1 tiếng trước khi vệ sinh tủ lạnh. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng bụi bẩn ở bên ngoài tủ.
- Bước 2: Khách lấy hết thực phẩm, đồ đạc trong tủ ra.
- Bước 3: Lấy thùng đựng rau, các tấm ngăn đựng đồ, khay đá,… ra vệ sinh riêng nhẹ nhàng, để cho khô ráo. Tiếp đó, bạn lau chùi nhẹ nhàng bên trong tủ lạnh với khăn ẩm và giấm ăn, lau lại bằng khăn ẩm sạch.
- Bước 4: Bạn lấy khăn/mút mềm khô lau lại trong tủ cho khô ráo.
- Bước 5: Bạn lắp lại khay đựng, các tấm ngăn,.. đã sạch và khô vào tủ rồi cắm nguồn điện sử dụng lại bình thường. Bạn nên phân loại, sắp xếp lại thực phẩm vào tủ cho gọn gàng, khoa học.
6. Để các chất lỏng dễ cháy, rượu, hóa chất độc hại vào tủ lạnh
Việc cất giữ những chất dễ cháy (như xăng, rượu nồng độ cồn cao, cồn,…) trong tủ lạnh, đặc biệt trong ngăn đông là một quyết định không được khuyến khích. Bởi nếu trong quá trình sử dụng, tủ lạnh hoạt động hay khi có sự cố tạo ra tia lửa, sự cố cháy nổ sẽ rất dễ phát sinh. Tủ lạnh có thể tích giới hạn, dễ dàng tạo nên các điểm dễ cháy nổ. Các chất dễ cháy được trữ trong tủ lúc này sẽ như chất dẫn cháy, bắt lửa nhanh, gây hiện tượng cháy nổ lớn, nguy hiểm ở tủ lạnh.
Chính vì thế, bạn nên tuyệt đối không được giữ những chất dễ cháy nổ trong tủ lạnh. Thay vào đó, nên để chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao, để ở nhiệt độ phòng.
Các loại hóa chất độc hại là thứ bạn tuyệt đối không cho vào tủ lạnh. Bởi chúng có thể tạo nên phản ứng, nổ ở trong tủ lạnh nếu chẳng may bạn sơ ý làm đổ,… Ngoài ra, nếu bảo quản không cẩn thận, hóa chất có thể dính vào thực phẩm làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình bạn. Trong 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi ngay, sai lầm này có thể nói là nguy hiểm bậc nhất, cần lưu tâm hơn.
Nên hạn chế để thức uống có cồn, chất lỏng dễ cháy trong tủ lạnh
Lời khuyên sử dụng tủ lạnh
- Không để rượu (nồng độ cồn cao từ 30%), chất lỏng dễ cháy khác (cồn, xăng,…), chất độc hại vào tủ lạnh.
- Các loại bia, nước ngọt có gas, rượu nhẹ,… nếu bạn muốn làm lạnh thì chỉ nên cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
- Tránh để vật dụng bằng thủy tinh vào ngăn đông tủ lạnh vì có thể gây nổ, vỡ.
7. Để lẫn lộn thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống
Những loại thực phẩm tươi sống như thịt cá, rau củ quả chưa rửa sạch chứa nhiều vi khuẩn có hại. Các loại rau củ còn có thể tồn dư nhiều chất bẩn, phân thuốc. Nếu sắp xếp chúng cùng thực phẩm chính sẽ dễ xảy ra hiện tượng lây nhiễm chéo. Thức ăn chín ũng sẽ dính vi khuẩn, chất độc hại. Điều này hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.
Ngoài ra, việc để lẫn lộn các loại thực phẩm còn khiến bạn khó khăn trong việc tìm kiếm. Bạn có thể phải mở tủ lâu hơn gây hao điện năng, dễ hỏng tủ hơn.
Thực phẩm nên được bảo quản kín, tách biệt đồ sống và chín
Lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
- Người dùng cần lưu trữ tách biệt giữa thực phẩm chín và sống.
- Thực phẩm tươi sống nên được sơ chế, rửa sạch,đóng gói kín cẩn thận rồi mới cho vào tủ lạnh, tránh lây nhiễm vi khuẩn và gây mùi trong tủ.
- Thực phẩm chín cũng nên được đóng gói kín và cẩn thận, để nguội bớt mới cho vào tủ lạnh, cách ly với ngăn thực phẩm sống.
8. Đặt các loại thực phẩm áp sát vào thành bên trong tủ lạnh
Có thể nói, trong 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi ngay, đây là sai lầm mà nhiều người mắc phải nhưng lại ít được để tâm nhất. Khi đặt thực phẩm sát thành bên trong tủ lạnh, đồng nghĩa bạn bắt thiết bị làm việc với công suất lớn hơn. Tủ cũng hoạt động tốn điện, kém hiệu quả và nhanh hỏng hơn. Ngoài ra, các loại rau củ đặt sát thành trong tủ cũng nhanh hỏng hơn. Do đó, hãy đảm bảo đặt thực phẩm có khoảng cách nhỏ với thành bên trong tủ và có khoảng cách giữa các loại thực phẩm nhé. Có như vậy thực phẩm mới được làm lạnh đều và hiệu quả hơn.
Bạn nên tránh để thực phẩm, nhất là rau củ tươi sát thành bên trong tủ lạnh
Lời khuyên cho người dùng:
- Các loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, hành, dưa,… bạn có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng.
- Ớt xanh, dưa chuột,..có xu hướng mềm, thối nếu để trong tủ lạnh thời gian dài, nhất là khi đặt sát thành tủ, đặt vị trí quá lạnh.
- Các loại bánh ngọt, thực phẩm giàu tinh bột nhanh bị khô cứng nếu để trong tủ lạnh không chuyên dụng.
- Các loại trái cây nhiệt đới, cận nhiệt như xoài, táo, chuối, cam,… có thể thích ứng nhiệt độ thấp. Nếu đặt chúng trong tủ lạnh sẽ giữ được độ lạnh nhưng ảnh hưởng tới hương vị.
9. Dùng bao nilon chứa thực phẩm
Nhiều người có thói quen tận dụng túi nilon mua thực phẩm ở chợ để lưu trữ đồ ăn trong tủ lạnh. Nhưng điều này không tốt bởi dễ khiến vi khuẩn bám vào thực phẩm, phát triển nhiều hơn.
Ngoài ra, túi nilon thường sản xuất từ nhựa tái chế, vì thế không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe.
Bạn nên dùng hộp chuyên dụng để chứa thực phẩm trong tủ lạnh
Giải pháp sử dụng tủ lạnh đúng chuẩn
- Bạn nên dùng hộp thủy tinh (để trong ngăn mát, không để trong ngăn đá), hộp nhựa sạch chuyên dụng để lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh.
- Bạn nên chia thực phẩm thành nhiều phần vừa phải để quá trình làm lạnh nhanh hơn, khi lấy sử dụng cũng dễ dàng hơn.
10. Cấp đông, rã đông thực phẩm không đúng cách
Cấp đông giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, kéo dài thời gian sử dụng, giữ được độ tươi ngon gần như ban đầu. Việc này còn giúp hỗ trợ việc quản lý thu mua, năng suất nông sản, tránh gây lãng phí thức ăn, thuận tiện đóng gói các loại thực phẩm đi xa,… Tuy nhiên, chúng ta cần cấp đông, cũng như rã đông đúng cách mới đảm bảo được lợi ích của phương pháp này. Cấp đông thực phẩm quá nhiều, chất chật tủ bạn sẽ dễ khiến tủ lạnh hoạt động kém hiệu quả, thực phẩm kém tươi ngon do không kịp đông nhanh.
Thực phẩm cần được cấp đông đúng cách để đảm bảo an toàn cho người dùng
Lưu ý cấp đông và rã đông thực phẩm
- Thực phẩm cấp đông sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh không nên tái cấp đông.
- Khi rã đông, bạn nên đặt thực phẩm ở ngăn mát tủ lạnh thay vì để bên ngoài để tránh vi khuẩn sinh sôi.
- Thực phẩm nên chia thành các phần vừa đủ css khi cấp đông để dễ dàng sắp xếp, dễ rã đông sau này.
Tin Liên Quan
Bật mí 10 cách sử dụng tủ lạnh samsung tiết kiệm điện nhất
Những cách tiết kiệm điện tủ lạnh hitachi tốt nhất
Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh electrolux đúng cách luôn bền đẹp
Cách dùng tủ lạnh toshiba tốn ít điện nhất
Tổng kết
Tủ lạnh thường có tuổi thọ trên 10 năm, thậm chí đến 20 năm nếu bạn sử dụng tủ lạnh đúng cách, cẩn thận. Tuy nhiên, những thói quen không tốt, cách dùng sai lầm sẽ rút ngắn tuổi thọ, độ bền, hiệu quả hoạt động của thiết bị , ảnh hưởng hiệu quả bảo quản thực phẩm. Chỉ cần chú ý hơn khi sử dụng tủ lạnh, bạn đã có thể sử dụng tủ lạnh hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn có thể dự trữ nguồn thực phẩm tươi mới dồi dào, an toàn nhất, bảo vệ sức khoẻ gia đình.
Liên hệ ngay Appongtho.vn nếu tủ lạnh của bạn gặp sự cố
Trên đây là 10 sai lầm sử dụng tủ lạnh sai cách người dùng cần thay đổi ngay nếu không muốn mất tiền cho dịch vụ sửa chữa. Là đơn vị sửa chữa điện lạnh uy tín, chuyên nghiệp, Appongtho.vn luôn muốn cung cấp những kiến thức, cách phòng tránh sự cố tủ lạnh, thiết bị điện lạnh hiệu quả. Nếu có bất vấn đề nào với các thiết bị điện tử, điện lạnh trong nhà, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn khắc phục tại nhà. Nếu sự cố nặng, không thể tự sửa chữa, chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng đến tận nơi để hỗ trợ quý khách khắc phục nhanh chóng.